Viêm thanh quản ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm thanh quản ở trẻ có thể nói là bệnh lý khá phổ biến. Khi con có biểu hiện viêm thanh quản, cha mẹ không nên chủ quan mà cần cho con đến viện thăm khám, tránh biến chứng gây khó thở thanh quản, có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.

1. Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em là gì?

Viêm thanh quản là bệnh lý phổ biến vùng họng, thanh quản, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở trẻ nhỏ. Viêm thanh quản là tình trạng viêm niêm mạc ở thanh quản, bệnh có thể tiến triển dạng cấp tính hay mạn tính. Viêm thanh quản cấp tính gây những triệu chứng bệnh kéo dài dưới 3 tuần. Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm kéo dài trên 3 tuần. Quá trình viêm mạn tính có thể dẫn đến quá sản, loạn sản hoặc teo niêm mạc thanh quản.

Viêm thanh quản ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc thanh quản

Viêm thanh quản ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc thanh quản

Bên cạnh đó, dựa trên đặc điểm, bệnh được chia làm 4 loại:

– Viêm thanh quản thanh môn

Viêm thanh quản thanh môn gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Bệnh thường phát hiện về ban đêm trên trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản.

– Viêm thanh quản co thắt

Trẻ bị viêm và phù nề khu trú vùng hạ họng, có thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở lúc nửa đêm về sáng.

– Viêm thanh thiệt

Thanh thiệt của trẻ sưng nề, trẻ có cảm giác nuốt đau, khó thở tăng, tiết nhiều nước bọt, khó thở có cảm giác tăng hơn khi nằm ngửa.

– Viêm thanh quản bạch cầu

Đây là một thể nặng do vi khuẩn Loefler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả. Màng giả trắng này dai, dính có thể khiến bít tắc đường thở.

Tìm hiểu thêm:  Đơn vị quan trắc tự động tại Long An

2. Những nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Tác nhân trực tiếp gây bệnh viêm thanh quản là vi rút (cúm, APC…), vi khuẩn (phế cầu, Hemophilus influenzae…) và trực khuẩn bạch hầu (hiếm gặp).

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp ở trên, có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho viêm phế quản phát triển, điển hình là:

– Trẻ bị viêm đường hô hấp mắc các bệnh viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm phổi…

– Trẻ la hét, nói lớn tiếng

– Bị trào ngược họng thanh quản

– Môi trường sống thiếu an toàn, có nhiều khói thuốc lá, thuốc lào…

– Khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ thay đổi nóng lạnh thất thường…

3. Biểu hiện con bị viêm thanh quản cha mẹ không nên bỏ qua

Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà mức độ biểu hiện viêm thanh quản của con có thể khác nhau. Một số biểu hiện viêm thanh quản chính ở trẻ cha mẹ nên chú ý là:

– Khàn tiếng, thở rít

– Trẻ sốt nhẹ khoảng 37.5 – 38.5 độ C

– Trẻ có biểu hiện khó thở, tùy từng mức độ bệnh mà biểu hiện khó thở có thể khác nhau. Ở mức độ nhẹ, trẻ chỉ ho, khàn tiếng; mức độ trung bình trẻ thường thở rít khi nằm yên, thở nhanh, co lõm; ở mức độ nặng trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Tình trạng lúc này trẻ đã bị tắc nghẽn hô hấp, rất nguy hiểm.

Trẻ nhỏ bị viêm thanh quản có thể sốt nhẹ khoảng 37,5 độ C, bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc

Trẻ nhỏ bị viêm thanh quản có thể sốt nhẹ khoảng 37,5 độ C, bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc

4. Điều trị viêm thanh quản đúng cách bằng cách nào?

Điều trị viêm thanh quản như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh. Trẻ bị viêm thanh quản không có khó thở, cha mẹ cần chú ý hạn chế để trẻ nói nhiều, tránh lạnh. Điều trị chủ yếu là nội khoa bao gồm các thuốc kháng sinh, giảm viêm, tiêu đờm, giảm ho…, điều trị tại chỗ bằng các thuốc giảm viêm, men tiêu viêm… kết hợp nâng cao sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, điện giải. Với người bệnh khó thở thanh quản độ I điều trị chủ yếu nội khoa. Với trường hợp khó thở thanh quản độ II, III bác sĩ phải mở khí quản cấp cứu.

Tìm hiểu thêm:  Bé 1 tuổi khóc không ra tiếng, đi khám phát hiện viêm thanh quản

Phẫu thuật được bác sĩ cân nhắc trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm thanh quản có hạt xơ dây thanh.

4. Cách phòng bệnh viêm thanh quản cho con cha mẹ nên nhớ

Để phòng tránh bệnh lý viêm thanh quản, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho con khi thời tiết chuyển mùa, tránh để con tiếp xúc với khói thuốc lá hay với những người đang mắc các bệnh hô hấp.

Tăng cường dinh dưỡng đảm bảo tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ cũng cần được cha mẹ lưu tâm. Một lưu ý khác cha mẹ cũng nên chú ý là khi con bị các bệnh ở họng, mũi xoang cần phải được thăm khám điều trị triệt để để tránh những biến chứng không đáng có, trong đó có viêm thanh quản.

Khoa Nhi - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về Nhi được nhiều phụ huynh tin tưởng

Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về Nhi được nhiều phụ huynh tin tưởng

Hi vọng qua những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp các bậc phụ huynh nắm được kiến thức hữu ích về viêm thanh quản ở trẻ. Khoa Nhi – Hệ thống Y  tế Thu Cúc TCI với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, tâm lý, trang thiết bị y tế hiện đại là địa chỉ khám và điều trị viêm thanh quản cho trẻ nhỏ hiện nay là một trong những địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.

Để đăng kí khám điều trị viêm thanh quản tại viện hoặc nhận thêm thông tin tư vấn giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.

Nguồn Tham Khảo: BV Thu Cúc VN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *