Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Bài viết dành cho ai vẫn chưa thực sự hiểu rõ 4.0 là gì, cách mạng công nghệ 4.0 là gì? Menback  xin mời các bạn cùng theo dõi.

Tôi không làm khoa học, lại ít xem TV, nên thỉnh thoảng vấp phải thuật ngữ “công nghiệp 4.0” hay cách mạng 4.0” thì thấy khá ngại ngùng, mà hình như từ quan chức đến dân thường ở ta càng ngày càng sính cụm từ này. Hơi hoang mang, tôi có dịp hỏi một trong những chuyên gia IT hàng đầu thế giới, thì anh ta bảo “bullshit” – ý là chả có cái gì như thế cả, không quan trọng! Hỏi mấy chuyên gia ta, thì thấy mỗi người mỗi ý, càng hoang mang. Thế nên tôi đành tự lọ mọ tìm hiểu rồi viết lại cho bản thân thật dễ hiểu, rõ ràng (chứ không lại quên ngay, có thấy cái gì “chấm không” đâu…).

4.0 là gì

4.0 là gì?

Bây giờ là 8 giờ sáng ngày 22 tháng 11 năm 2025. Đồng hồ thông minh của bạn đánh thức bạn nhẹ nhàng, bạn ra khỏi giường và ngôi nhà trở nên sống động. Đèn trong phòng tắm bật, bình nóng lạnh bắt đầu làm nóng nước và làm ngập 2/3 bồn tắm chờ bạn. Sau khi tắm, bạn mặc một chiếc áo phông vừa vặn với cơ thể, lạnh thì giữ nhiệt mà nóng thì thoáng khí. Thức ăn được tự động hâm lên.. Bạn kiểm tra điện thoại và thấy rằng pin của nó sắp hết. Nhưng đây không phải là vấn đề, thông báo cho bạn biết rằng chiếc thay thế đã sẵn sàng. Bạn nghe thấy tiếng chiếc xe khởi động trong nhà để xe, sẵn sàng để tự lái bạn đến nhà máy bạn đang quản lý – một thông báo đã đến rằng một trong những máy ở đó đang gặp trục trặc. Bạn hiếm khi đi làm – hầu hết thời gian nhà máy tự làm việc…

Chào mừng bạn đến với cuộc sống sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khi tất cả các đồ vật mà bạn sử dụng hàng ngày đều được tùy chỉnh và liên lạc với nhau để tiện lợi nhất cho bạn! Chúng ta nên hình dung thế giới sau “cách mạng 4.0” đại loại nó là như vậy, điều này đa số những người chịu khó đọc về công nghệ đều đã hiểu… Chúng ta có sướng hơn bây giờ không?

Đầu tiên phải nói rõ, rằng “4.0” này do nước Đức sáng tạo ra – năm 2011 sáng kiến này do một số doanh nhân, chính trị gia và nhà khoa học Đức đứng đầu, đã xác định đây là một phương tiện để tăng khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất của Đức thông qua việc tích hợp các hệ thống vật lý học ảo thuật hay CPS, vào nhà máy, các quy trình. (CPS về cơ bản là một thuật ngữ toàn diện được sử dụng trong các cuộc trò chuyện về sự tích hợp của các máy nhỏ kết nối với Internet và lao động của con người).

Các nhà quản lý công ty không chỉ suy nghĩ lại về nguyên tắc của dây chuyền lắp ráp mà còn chủ động tạo ra một mạng lưới máy móc không chỉ sản xuất hàng hóa với ít lỗi hơn mà còn có thể tự động thay đổi các mẫu sản xuất theo nhu cầu, thậm chí theo biến đổi của thị trường vẫn hiệu quả cao. Nói cách khác, “công nghiệp 4.0” là phải sản xuất, phù hợp với “Internet vạn vật”, hướng tới người tiêu dùng , trong đó các mặt hàng gia dụng, từ ô tô đến máy rửa bát, sẽ được kết nối qua Internet.

 

cách mạng công nghiệp 4.0 là gì

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Công nghiệp 4.0 như thế nào? Tiềm năng của loại hình sản xuất này là rất lớn. Ví dụ, kết nối giữa các sản phẩm thông minh của Internet of Things, và các máy thông minh sản xuất ra chúng, nghĩa là, nền công nghiệp dựa nhiều vào internet này sẽ có thể tự sản xuất và xác định mục tiêu sản xuất tùy theo nhu cầu do chúng xác định. Nếu điện thoại của bạn biết rằng nó sẽ “chết” sớm, nó có thể thông báo cho nhà máy nơi nhiệm vụ sẽ được sắp xếp để sản xuất linh kiện điện thoại của bạn hoặc thậm chí là xuất xưởng một điện thoại mới, cũng như cho các thiết bị thông minh khác. Khi điện thoại của bạn vào sọt rác để tái chế, một chiếc khác sẵn sàng chờ bạn. Hơn nữa, khi quá trình này trở nên phức tạp và tích hợp hơn, điện thoại mới của bạn sẽ có luôn các cài đặt của bạn, gần như không khác với thiết bị bạn đã sử dụng ngày hôm qua.

Xem thêm: Người thay thế Jack Ma ở Alibaba: Daniel Zhang là ai?

Quá trình này không giới hạn ở điện thoại và các thiết bị điện tử tinh vi khác. Từ quần áo đến dầu gội và xà phòng, mọi thứ đều có thể được kiểm soát trực tuyến mà không mất thêm chi phí, đi kèm với các dịch vụ của từng nhà thiết kế. Các vật dụng sẽ được sản xuất riêng cho bạn trực tiếp và bạn không phải chọn lựa nhiều mẫu mã, màu sắc … chúng được xác định trước, đó là việc cá nhân hóa. Ngoài ra, sự tích hợp ngày càng tăng của các nhà máy thông minh vào cơ sở hạ tầng công nghiệp sẽ đồng nghĩa với việc giảm đáng kể chi phí năng lượng. Nhiều nhà máy tiêu tốn nhiều năng lượng trong thời gian gián đoạn sản xuất như cuối tuần và ngày lễ, một nhà máy thông minh có thể tránh được điều này.

Theo những người đề xuất loại hình sản xuất tích hợp này, công nghiệp 4.0 có khả năng thay đổi định nghĩa về lao động của con người. Bởi vì máy móc có thể thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại trong sản xuất với hiệu quả cao hơn nhiều so với con người, những nhiệm vụ này sẽ được tự động hóa phần lớn. Nhưng thay vì bị lấy đi mất công việc thì con người sẽ tham gia vào các quá trình cần kỹ năng đòi hỏi phải khắt khe hơn, nhiệm vụ chính là sáng tạo, thay vì làm việc chăm chỉ “như cái máy”. Nói một cách đơn giản, ta sẽ có thể quản lý một nhà máy thông minh thông qua Internet.

Tìm hiểu thêm:  Quan Trắc Nước Thải Tự Động: Ứng Dụng

Xem thêm: World Class là gì? Việt Nam có “World Class” nào không?

Cụm từ “cách mạng công nghiệp” có lẽ gợi lên những ký ức mơ hồ về những bài học lịch sử ta có từ ghế nhà trường trung học. Rồi người ta lấy ngón tay ra đếm (sao không kể về “lửa” từ thời thượng cổ thì tôi chịu) một sự tiến bộ đâu phải ngày một ngày hai liên quan đến động cơ hơi nước từ mấy thế kỷ trước, rồi vào cuối những năm thế kỷ 19 có sự nhảy vọt cũng hay được cường điệu hóa với điện khí hóa và phân công lao động, và vào cuối những năm trước “Y2K” có một sự tiến bộ khác liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin…. Rồi mấy tay người Đức từ 2011 dự đoán cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn nơi làm việc và cuối cùng khiến cả “internet vạn vật” xoay quanh để phục vụ bạn!

Hiểu theo nghĩa hẹp, Công nghiệp 4.0 là tên của một trong 10 dự án của chiến lược công nghệ cao của Đức cho đến năm 2020, mô tả khái niệm sản xuất thông dựa trên mạng công nghiệp toàn cầu về Internet của vạn vật và dịch vụ (Internet of Things and Services). Mà Đức nghĩ ra, thì theo họ nếu mọi sự diễn biến đúng như họ nghĩ “cách mạng 4.0” hứa hẹn sẽ đặt Đức lên hàng đầu trong tái cơ cấu công nghiệp. Đức sẽ trở lại chiếm lĩnh ngôi vị dẫn dắt nền sản xuất của thế giới, với những thành tựu vượt bậc từ Siemes hay ThyssenKrupp, hoặc bên kia đại dương là Cisco.

Nền công nghiệp Đức từ những năm này mỗi năm đầu từ 40 tỷ Euro vào hạ tầng internet cho tới 2020 (theo công ty tư vấn Strategy&). Cả châu Âu cũng bắt chước theo Đức nhưng với khả năng hạn chế hơn nhiều, tổng cộng mỗi năm thêm 100 tỷ nữa. Trong số 278 công ty Đức được điều tra đến 2018 có 131 thông báo là «đã cuốn vào nền công nghiệp 4.0». Nhưng thực tế không đẹp đẽ được như vậy, nói là chính, chỉ một phần năm số công ty ấy thực hiện CPS tại các nhà máy của mình. Trong số đó tiến xa hơn cả là Wittenstein (động cơ điện), Bosch (thiết bị thủy lực) и BASF SE (đi đầu trong việc sản xuất xà phòng, shampoo theo đúng nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng) và các công ty này đặt mục tiêu thể hiện đúng triết lý “công nghiệp 4.0” với cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với sản xuất.

Xem thêm: The New York Times và hình mẫu về mô hình tạo doanh thu từ độc giả

Như ta thấy thì Chính phủ Đức ủng hộ ý tưởng này và áp dụng chiến lược công nghệ cao trực tiếp để nâng tầm quốc gia, nhưng nói chung, công nghiệp 4.0 sẽ và đang dần chiếm lĩnh toàn thế giới, dù chúng ta có muốn hay không. Ví dụ, Hoa Kỳ đã theo Đức và tạo ra một tập đoàn phi lợi nhuận về Internet công nghiệp vào năm 2014, dẫn đầu bởi các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp như General Electric , AT & T, IBM và Intel.

Tuy nhiên, thuật ngữ Công nghiệp 4.0 vẫn còn khá mơ hồ (không riêng ở Việt Nam ta đâu) mặc dù thực tế đó là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất hiện nay! Nó có lý do đấy, đầu tiên chúng ta khó hiểu vì người ta đã nói đến chuyện này khá lâu rồi…

Lịch sử của vấn đề ở chỗ “mọi thứ mới đều là những thứ cũ bị lãng quên”. Đáng ngạc nhiên, nhiều tính năng của “công nghiệp 4.0” đã được Nikola Tesla dự đoán khá chính xác. Năm 1926, trong một cuộc trò chuyện với phóng viên của tạp chí Collier, con người cực kỳ nổi tiếng này đã nói “…Với sự ra đời của các hệ thống không dây, toàn bộ Trái đất sẽ biến thành một bộ não khổng lồ. Chúng ta sẽ có thể liên lạc với nhau gần như ngay lập tức, bất kể khoảng cách. Hơn nữa, với sự giúp đỡ của truyền hình và điện thoại, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy và nghe thấy nhau cũng như nếu chúng ta đang ngồi mặt đối mặt, cách nhau bằng ở khoảng cách hàng ngàn dặm; và các thiết bị cho phép chúng ta làm điều này sẽ thuận tiện đáng kinh ngạc so với các điện thoại ngày nay. Mỗi người sẽ có thể mang chúng trong túi của mình. Chúng ta sẽ có thể quan sát và lắng nghe các sự kiện – lễ nhậm chức tổng thống, một giải vô địch thể thao, động đất hoặc trận chiến – như thể chúng ta đang ở đó. Và khi truyền tải điện không dây được thương mại hóa, sẽ có một cuộc cách mạng !…”

cach mang 4.0 là gì

Cách mạng 4.0 là gì?

Trong thế kỷ 21, dự đoán của Nikola Tesla về “một bộ não khổng lồ” và các thiết bị điều khiển liên lạc có thể mang theo trong túi của bạn đã là hiện thực, nhưng người kỹ sư điện vĩ đại này không thể tưởng tượng được sự xuất hiện của những thứ như “điều khiển học” và “trí tuệ nhân tạo”, “máy tính” và “mạng máy tính”. “4.0” nửa cũ, nửa mới nên không dễ hiểu!

Xem thêm: Cảnh báo cách thức lừa đảo mới trên Facebook của Hacker

“4.0” khó hiểu nữa vì mọi người cứ chờ mong thấy một “cách mạng” nhưng thực ra “cách mạng” này đã xảy ra rồi, đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ – mà cái gì cứ diễn ra đều đều như thế lại khó nhận ra, chả để ý. Khó hiểu nữa ở chỗ “4.0” không đem lại nhiều lợi ích cho tất cả đâu! Nó đang tạo ra những gã khổng lồ trong nền công nghiệp mới đa quốc gia – là những kẻ hưởng lợi nhiều nhất! Vì sao chúng ta (tức là Việt Nam) không/chưa phải là người hưởng lợi thì có thể thấy như sau:

  • Dữ liệu lớn mà Công nghiệp 4.0 cần không được thu thập bởi các công ty quốc gia, mà bởi bốn công ty từ Thung lũng Silicon, Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cho biết! Đức còn phải sợ, nói gì tới Việt Nam!
  • Bảo mật: càng kết nối nhiều việc bảo mật phải ở tầm càng cao, ta làm gì có ưu thế gì? (hay coi việc “không kết nối” là ưu thế hiện tại của Việt Nam?!). Nếu một nhà máy điện hay nước, một thành phố thông minh mà bị mất kiểm soát vào tay thế lực xấu xa thì tác hại sẽ lớn thế nào…
  • Sắp tới các cỗ máy có thể “nói chuyện” (tức là trao đổi với nhau) được, chúng sẽ lấy/cướp mất rất nhiều vị trí lao động của con người là điều dễ thấy – xu hướng này đã bắt đầu từ “cách mạng lần thứ 3” với việc tự động hóa, nên các nước đang phát triển (nước ta đấy) sẽ bất lợi hơn các nước đã từng vấp phải vấn đề này là tất nhiên. Chưa hết, nhà máy tự động cao có thể sẽ lôi ngược “lực lượng sản xuất” từ các nước có nguồn nhân công rẻ về Mỹ, EU… vì quỹ lương và phúc lợi xã hội có còn đáng kể đâu!
Tìm hiểu thêm:  Hiệu ứng Odagiri – khi bạn xem phim không phải vì nội dung hay

Vậy trên bình diện thế giới có thể thấy rằng cuộc tranh đấu giữa những thế lực, tổ chức nắm giữ nguồn nguyên liệu, năng lượng (dầu, than…) và những tổ chức, thế lực khác nắm giữ Dữ liệu Lớn, Khoa học dữ liệu (trung tâm của nền kinh tế mới) đang xảy ra, và không sớm thì muộn thế lực thứ hai sẽ thắng thế! Nhưng thắng thế không phải vì “máy thông minh” lên nhiều hay có những nguồn năng lượng nào mới xuất hiện, mà lại vì tái cấu trúc dịch vụ hậu cần và phân bổ lại nguồn tài chính! (Bởi vì có làm được ra nhiều hàng hóa tốt, rẻ mà người dân không có sức mua thì lại xảy ra “sập tiệm”). Không hề xa nữa cái viễn cảnh tất cả nhân loại không phải “làm việc” nữa mà đều đủ sống. Khoa học công nghệ sẽ đáp ứng được điều đó thôi, nhưng chính trị-xã hội mới chính là yếu tố cản trở lớn nhất của tiến bộ. Có lẽ 100 năm nữa sẽ đủ cho loài người bớt “nóng đầu” đi, thậm chí các quốc gia và đường biên giới cũng mất đi, nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân không xóa sổ tất cả chúng ta…

Còn Việt Nam với 4.0 thì sao, các bạn hỏi tôi thì tôi đọc báo, xem TV thôi. Ngày 13/9/2019 Bộ Chính trị cho ý kiến với đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” – tốt quá, ít nhất là chúng ta cũng có để ý điều gì đang xảy ra trên thế giới. Tiếp tục xem, Phó trưởng ban Kinh tế TW Cao Đức Phát chủ trì diễn đàn “Năng lượng thông minh…” – bắt đầu tôi thấy khó hiểu rồi, tại sao anh Phát đã làm tanh bành ngành nông nghiệp, bây giờ lại vọc sang “năng lượng thông minh”? Xem tiếp, Phó trưởng ban KT TW Triệu Tài Vinh chủ trì chuyên đề “Chuyển đổi số ngành sản xuất hướng tới sản xuất thông minh”??? Thôi hỏng hẳn rồi, người tự nhận “được bồi dưỡng có 4 ngày để làm UVTW”, con cái “bị người ta nâng điểm” còn không quản lý được lại đi chỉ đạo “sản xuất thông minh” làm sao được? Hay là Việt Nam hiểu “4.0” tức là vai trò lãnh đạo bằng không, con người sắp có thế giới đại đồng rồi, không cần làm gì máy móc chúng cũng nuôi ta được?

Xem thêm: Cây cối có linh hồn và cảm xúc hay không?

Đôi lời nhận xét về anh “Hùng 4T” – người có lẽ cần hiểu nhất và có vẻ cần có trách nhiệm lớn nhất về “cuộc cách mạng thứ tư” này. Tôi tin là anh hiểu nó là gì (ít nhất phải hiểu hơn 2 người tiền nhiệm), nhưng không hiểu sao các phát biểu của anh về “4.0” không hề dễ hiểu, anh có nói cho các chuyên gia đâu, anh nói cho bạn, cho tôi nghe, những doanh nhân, công nhân, nhà cung ứng dịch vụ, người xây dựng… cơ mà? Tôi hỏi nhiều người, chưa thấy ai hiểu anh định truyền đạt ý tưởng cụ thể gì, ngoài mấy khẩu hiệu cũng toàn khó hiểu, ngược đời. Một gợi ý cho bộ trưởng tham khảo: không cần học đâu xa, theo gương ngay bọn Đức “cha đẻ 4.0” này này! Đưa ra con số: Việt Nam mỗi năm đầu tư từng này tỷ cho hạ tầng internet. Hiện nay có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất Việt ứng dụng thành quả của “cách mạng thứ tư”, kết quả sơ bộ ra sao? Đừng lo đi làm MXH mới làm gì, lo đi thu thuế của các MXH thì tốt, chứ như các bạn đọc từ đầu tới giờ, có chữ MXH nào đâu, tức là chúng có ý nghĩa không hề nhiều đối với “cách mạng” này! Và suy nghĩ thực của tôi, “4.0” quan trọng đấy nhưng từ nay đến 2030 đối với Việt Nam nó vẫn chưa vào được Top10 những vấn đề nóng bỏng của nước ta đâu…

Còn đối với các bạn “không chuyên” như tôi, nếu ai mà nói về “cách mạng 4.0” khá là dễ hiểu, đại loại như trên phân tích, thì hãy nghe và đó có lẽ mới là người hiểu không nhiều thì ít về “4.0”. Chứ không phải cứ nói thật nhiều “đám mây”, “internet vạn vật”, AI, “hệ thống tích hợp”, “học máy”, “smart city” … là hay đâu! Có mà não để nước ngoài mới nói lắm thế, tự nói tự nghe!

Bonus: nước đi đầu trong “cách mạng công nghệ 4.0” là quốc gia nhỏ bé Litva. Và trong bảng xép hạng quốc gia hấp dẫn nhất để đầu tư công nghiệp thì Litva đứng thứ 2, chỉ sau… Trung Quốc. Chí ít là đến trước thời điểm Hồng Kông bất ổn.

Xem thêm: Sài Gòn và Singapore trước năm 1975 thực sự thế nào?

Nguồn: Nam Nguyen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *