Cúm A có lây không? Phòng tránh như thế nào?

Cúm A là một loại virus gây bệnh cúm thường xảy ra hàng năm. Virus có khả năng tấn công vào các tế bào phổi. Nếu để lâu có thể gây viêm phổi, thậm chí suy đa tạng. Vậy câu hỏi đặt ra là Cúm A có lây không? Cơ chế lây truyền như thế nào? Làm sao để phòng tránh bệnh?

Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé!

1. Hiểu về Cúm A

Bệnh Cúm A là tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp cấp tính do virus Cúm A gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.

cúm a có lây không

Cúm A xảy ra hàng năm, thường là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.

Khi mắc Cúm A, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau. VD: Sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ho khan, nôn, tiêu chảy,…

Cúm A thường tiến triển lành tính. Tuy nhiên, người nhiễm bệnh vẫn có thể bị bội nhiễm, viêm phổi nặng. Trong nhiều trường hợp thậm chí gây ra suy đa tạng hoặc tử vong nếu không điều trị đúng cách.

2. Cúm A có lây không?

2.1 Bệnh Cúm A: Lây hay không?

Cũng giống như các loại cúm mùa khác, Cúm A có khả năng lây lan rất nhanh. Dễ bùng phát thành đại dịch trên diện rộng.

Vào mùa dịch, có thể tìm thấy virus cúm A ở ngoài môi trường, trong dịch tiết từ đường hô hấp, trên quần áo, bàn tay hoặc các đồ dùng xung quanh người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy virus cúm A có thể tồn tại khá lâu ở ngoài môi trường.

Cụ thể, chúng có thể sống trong 24h – 48h trên các bề mặt như bàn, ghế, tay nắm cửa,… Tồn tại trong quần áo từ 8h – 24h và sống được khoảng 5 phút trong lòng bàn tay.

Đặc biệt, virus này sống rất lâu trong môi trường lạnh và có nước. Trung bình khoảng 4 ngày trong môi trường nước 22°C và 30 ngày trong nước 0°C. Bởi vậy, mùa đông chính là thời điểm thuận lợi để virus Cúm A phát triển.

Người mắc Cúm A có thể lây bệnh từ 1 ngày trước khi bệnh xuất hiện triệu chứng. Kéo dài tới khoảng 7 ngày sau khi bệnh khởi phát. Đối với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu thì thời gian lây nhiễm có thể kéo dài hơn.

cúm a có lây không

Thời gian lây nhiễm kéo dài hơn với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu

Ngoài ra, Cúm A sẽ lây lan nhanh và mạnh hơn khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như nơi làm việc, trường học, bến xe,…

2.2 Cơ chế lây nhiễm như thế nào?

Trong quá trình lây nhiễm, virus Cúm A sẽ tấn công vào vùng đầu và ngực của bệnh nhân. Gây ra các triệu chứng như ho, đau họng, sổ mũi. Cơ thể mệt mỏi và bắt đầu đau nhức, kèm theo sốt cao trên 38°C.

Tìm hiểu thêm:  NGHIỆM THU LẮP ĐẶT CÔNG TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI CHO TẬP ĐOÀN VAS NGHI SƠN

Thông thường, virus Cúm A có thể lây lan thông qua hai con đường chính:

– Đường hô hấp: Khi người bệnh ho, hắt hơi, nước bọt chứa virus có thể văng xa gần 2 mét. Người khỏe mạnh nếu vô tình hít phải, hoặc để chúng rơi vào mắt, miệng sẽ có nguy cơ mắc cúm.
– Đường tiếp xúc: Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các vật dụng có nhiễm virus Cúm A. Ví dụ như chạm tay vào đồ dùng của người bệnh, dùng chung bát đũa, ly uống nước,… Đây đều là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cúm.

2.3 Thời gian dễ lây nhiễm

Các bác sĩ cho biết, người bị cúm có thể lây lan bệnh trong khoảng 1 tuần. Thông thường, khả năng lây nhiễm sẽ bắt đầu từ 1 ngày trước khi người bệnh xuất hiện triệu chứng. Kéo dài đến khoảng 5 – 7 ngày sau. Đối với trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu thì thời gian này có thể lâu hơn.

Một số chuyên gia y tế cho rằng khả năng lây lan mạnh nhất là trong 3-4 ngày đầu tiên. Trong giai đoạn này, người bệnh ho và hắt hơi nhiều. Dẫn đến việc virus bị bắn vào không khí cùng với các giọt bắn. Lây lan đến các vật thể khác và những người xung quanh.

cúm a có lây không

Trong 3 đến 4 ngày đầu, người bệnh thường ho và hắt hơi nhiều

Đồng thời, nếu bạn vẫn còn sốt thì đồng nghĩa nguy cơ lây nhiễm vẫn còn. Do đó, người bệnh nên ở nhà ít nhất 24h sau khi hạ sốt để tránh lây cho người khác.

2.4 Đối tượng dễ bị lây nhiễm

Cúm A xuất hiện theo mùa và có thể gặp ở bất kỳ ai trong chúng ta. Trong đó, một số đối tượng có sức đề kháng yếu thường dễ bị virus tấn công hơn:

– Trẻ em
– Phụ nữ đang mang thai
– Người trên 65 tuổi
– Người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, hen suyễn,…

3. Các biện pháp phòng tránh

Cúm A là bệnh lành tính và phần lớn có thể tự khỏi. Xong, một số trường hợp nếu không điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chưa kể việc gây ra nhiều bất tiện, khó chịu cho người bệnh. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Đồng thời, cúm có nguy cơ lây lan thành đại dịch trong cộng đồng. Vì vậy, việc đề phòng từ sớm là hết sức cần thiết.

Tìm hiểu thêm:  Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị cúm A

Với tốc độ lây lan thần tốc của Cúm A, mỗi người cần chủ động:

– Tránh đến nơi đông người hoặc nơi tiềm ẩn nguy cơ có dịch cúm.
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước tẩy rửa có cồn. Đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh, ho hoặc hắt hơi.
– Hạn chế chạm tay vào mũi, miệng, mắt.
– Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường họng, mũi hàng ngày.
– Ăn uống đủ chất, tập thể dụng đều đặn để duy trì sức đề kháng khỏe mạnh.
– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc cúm hoặc có nguy cơ mắc cúm.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của virus.
– Không khạc nhổ bừa bãi, chủ động che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
– Với trường hợp sốt cao và có triệu chứng, cần chủ động cách ly với mọi người. Sau đó đeo khẩu trang và đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.

Bên cạnh đó, biện pháp tốt nhất để phòng tránh Cúm A là nên tiêm vacxin từ sớm. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều nên tiêm nhắc lại hàng năm để phòng ngừa.

cúm a có lây không

Biện pháp tốt nhất để phòng tránh là tiêm vacxin từ sớm

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI – cơ sở 216 Trần Duy Hưng có cung cấp dịch vụ tiêm vacxin cúm. Lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm bởi:

– Chúng tôi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu giàu kinh nghiệm. Sàng đọc sức khỏe đầy đủ và kỹ càng trước khi tư vấn phác đồ tiêm phù hợp. Theo dõi và chăm sóc sau tiêm theo đúng khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & WHO. Nhằm đảm bảo hiệu quả tiêm chủng tốt và an toàn nhất.
– Với nhiều năm trong nghề, các bác sĩ có kinh nghiệm làm giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm.
– Luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp nếu xảy ra tình trạng sốc phản vệ, suy hô hấp. Xử lý kịp thời và đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
– Vacxin được nhập khẩu và bảo quản lạnh theo đúng tiêu chuẩn GSP. Đảm bảo chất lượng vacxin luôn trong tình trạng tốt nhất.
Đặc biệt, chương trình tiêm chủng trọn gói đa dạng các loại vacxin, phù hợp với từng đối tượng. VD: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong mang thai,… Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng và nhận thông tin ưu đãi.

Như vậy, trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Cúm A có lây không?”. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh Cúm A. Nếu còn câu hỏi nào khác, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Nguồn Tham Khảo: BV Thu Cúc VN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *