Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ nhỏ?

Chân tay chân miệng ở trẻ nhỏ là căn bệnh dễ lây lan thành dịch bệnh do virus là nguyên nhân chính gây ra. Bệnh có 4 cấp độ, tay chân miệng cấp độ 1 thì sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị tích cực để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

1. Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có những biểu hiện như thế nào?

– Trẻ nhỏ khi bị bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1 sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao từ 38 đến 39 độ C. Sau đó, cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước trên da, đặc biệt là ở khu vực miệng, mông, tay, chân.

– Các nốt bọng nước to dần và vỡ ra, chứa dịch và hình thành nên các vết loét và gây đau đớn cho trẻ.

– Thông thường, các bóng nước này thường biến mất sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bị tay chân miệng giai đoạn 1 mà có các biểu hiện như: trẻ sốt cao, bỏ ăn hoặc bỏ bú thì hãy đưa con đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

– Ngoài các dấu hiệu nổi ban đỏ, sốt hoặc bỏ ăn, bỏ bú thì bé bị chân tay miệng độ 1 còn có các dấu hiệu nhận biết như:

+ Toàn thân cơ thể trẻ đau nhức cơ bắp, cứng cổ, đau đầu…

+ Trẻ hay giật mình, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, hay chảy nước miếng, khó nuốt thức ăn.

Trẻ nhỏ khi bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao từ 38 đến 39 độ C. Sau đó, cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước trên da, đặc biệt là ở khu vực miệng, mông, tay, chân.Trẻ nhỏ khi bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao từ 38 đến 39 độ C. Sau đó, cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước trên da, đặc biệt là ở khu vực miệng, mông, tay, chân.

Trẻ nhỏ khi bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao từ 38 đến 39 độ C. Sau đó, cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước trên da, đặc biệt là ở khu vực miệng, mông, tay, chân.

2. Bé bị chân tay miệng nguyên nhân do đâu?

– Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, trẻ lại không biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân nên thường là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó có bệnh chân tay miệng.

Tìm hiểu thêm:  Bệnh sốt cao co giật ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

– Thủ phạm gây ra bệnh chân tay miệng chủ yếu là do nhóm virus đường ruột có tên là: virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

– Virus Enterovirus 71 thường có mức độ gây bệnh nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ, thậm chí là tử vong. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao tay chân miệng ở trẻ nhỏ lại nguy hiểm và cần được theo dõi sát sao để có biện pháp điều trị đúng cách.

– Đặc biệt, ở các quốc gia khí hậu ôn đới, bệnh tay chân miệng thường chỉ xảy ra vào thời điểm giao mùa nhất là giữa mùa hè và mùa thu.

– Những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thì bệnh hầu như xảy ra quanh năm, nhưng bùng phát mạnh mẽ là vào tháng 2 – 4 và tháng 9 – 12 dương lịch.

Thủ phạm gây ra bệnh chân tay miệng chủ yếu là do nhóm virus đường ruột có tên là: virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.Thủ phạm gây ra bệnh chân tay miệng chủ yếu là do nhóm virus đường ruột có tên là: virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

Thủ phạm gây ra bệnh chân tay miệng chủ yếu là do nhóm virus đường ruột có tên là: virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

3. Hướng dẫn cha mẹ cách điều trị tay chân miệng độ 1

Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả nhất, cha mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc trong chăm sóc trẻ như sau:

3.1 Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng cấp độ 1

– Cha mẹ phải thường xuyên theo dõi sát sao trẻ để có thể kịp thời phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, biến chứng bệnh ở trẻ.

– Bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chất lượng để giúp trẻ nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng. Cha mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để giúp trẻ ăn được nhiều hơn dưới dạng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, canh…

– Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn uống.

– Lưu ý cần sát trùng đồ dùng, vật dụng, đồ chơi cho trẻ.

– Nếu trẻ bị bệnh cần thực hiện cách ly trẻ để ngăn ngừa tình trạng lây lan bệnh.

Tìm hiểu thêm:  Cập nhật Quy định mới nhất về Hệ thống quan trắc khí thải tự động

3.2 Lưu ý khi điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Cần tuân thủ thực hiện điều trị bệnh tay chân miệng độ 1 ở trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như sau:

– Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp lau người bằng nước ấm giúp hạ sốt cho trẻ, trừ khi trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, liều dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

– Lưu ý cần vệ sinh răng miệng, tay chân sạch sẽ cho trẻ.

– Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như: Sốt cao trên 39 độ C, khó thở, thở nhanh, giật mình, quấy khóc, da nổi vân tím, tay chân lạnh, hôn mê, co giật, nôn nhiều, bứt rứt khó ngủ, đi loạng choạng… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và can thiệp kịp thời.

– Thông thường, bệnh chân tay miệng cấp độ 1 ở trẻ sẽ tự khỏi sau từ 7 đến 10 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Do đó, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để giúp trẻ tăng cường thể trạng, sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể chống lại virus tấn công gây bệnh.

Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp lau người bằng nước ấm giúp hạ sốt cho trẻ, trừ khi trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, liều dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ.Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp lau người bằng nước ấm giúp hạ sốt cho trẻ, trừ khi trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, liều dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp lau người bằng nước ấm giúp hạ sốt cho trẻ, trừ khi trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, liều dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

4. Những biện pháp phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ hiệu quả

Để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng đặc biệt là sau khi thay quần áo, tã lót cho trẻ bị bệnh.

– Lưu ý cần rửa sạch đồ chơi và các dụng cụ, đồ dùng trong nhà, trẻ bị bệnh nên sử dụng các đồ cá nhân riêng, không nên dùng chung để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

– Thường xuyên sử dụng dung dịch khử khuẩn lau nhà và các bề mặt thường xuyên tiếp xúc.

– Trẻ bị bệnh cần cách ly tại nhà, không nên cho trẻ tới trường, công viên, khu vui chơi… để tránh dịch lây lan.

ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ có chuyên môn kiểm tra và xử lý đúng cách.ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ có chuyên môn kiểm tra và xử lý đúng cách.

Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ có chuyên môn kiểm tra và xử lý đúng cách.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ có thể khỏi dứt điểm mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cha mẹ cần phải đặc biệt theo dõi, chăm sóc trẻ cẩn thận để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ có chuyên môn kiểm tra và xử lý đúng cách.

Nguồn Tham Khảo: BV Thu Cúc VN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *