Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ?

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh viêm phổi ở trẻ là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp và cùng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ phải nhập viện do biến chứng nghiêm trọng của bệnh gây ra. Việc nắm được những biểu hiện, dấu hiệu của viêm phế quản ở trẻ sẽ giúp cha mẹ có biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh đúng cách.

1. Bệnh viêm phế quản phổi trẻ em có những dấu hiệu nhận biết nào?

Viêm phế quản phổi trẻ em là bệnh nhiễm trùng ở phổi, khi mà các túi khí bên trong phổi hay còn gọi là phế nang chứa nhiều mủ và các chất dịch khác khiến phổi gặp khó khăn trong việc trao đổi khí.

Các triệu chứng, dấu hiệu của viêm phế quản phổi thường bắt đầu từ nhẹ cho đến nặng. Tùy vào tình trạng của từng trẻ mà bệnh viêm phế quản ở trẻ sẽ có những dấu hiệu nhận biết như:

– Nhịp thở của trẻ nhanh: Cha mẹ có thể đếm được nhịp thở của trẻ có nhanh hay không trong vòng. Trẻ được gọi là thở nhanh khi:

+ Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi nhịp thở từ 60 lần /1 phút.

+ Trẻ từ 2 đến 11 tháng nhịp thở từ 50 lần/phút.

+ Trẻ từ 12 tháng tuổi – 5 tuổi nhịp thở từ 40 lần/phút.

– Khi thở quan sát sẽ thấy trẻ bị lõm lồng ngực, ho, sốt cao hoặc giảm thân nhiệt, mũi ngạt, trẻ nôn trớ, đau ngực, đau bụng…

– Trẻ ít hoạt động hoặc lười hoạt động, thậm chí là ngủ li bì, khó đánh thức.

– Trẻ mất cảm giác thèm ăn, mất nước.

– Toàn thân trẻ có dấu hiệu tím tái.

Tìm hiểu thêm:  Giải thích luật bàn thắng sân khách là gì và tại sao nó được áp dụng

Khi trẻ đã có triệu chứng viêm phổi kể trên, cha mẹ cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để được bác sĩ thăm khám và điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh viêm phổi ở trẻ là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp và cùng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ phải nhập viện do biến chứng nghiêm trọng của bệnh gây raBệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh viêm phổi ở trẻ là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp và cùng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ phải nhập viện do biến chứng nghiêm trọng của bệnh gây ra

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ hay còn gọi là bệnh viêm phổi ở trẻ là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp

2. Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ?

Khi trẻ bị viêm phế quản cha mẹ cần lưu ý chăm sóc sao cho đúng cách và chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả để bệnh không tái phát.

– Cha mẹ cần đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và điện giải.

– Với trẻ nhỏ, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, đồng thời bổ sung cho trẻ thêm vitamin D và kẽm…

– Nơi ở của trẻ cần đảm bảo thoáng mát, hợp vệ sinh, sạch sẽ.

– Cần lưu ý, không để trẻ tiếp xúc với môi trường độc hại, có khói thuốc lá và khói bụi.

– Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch theo quy định.

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.

– Đặc biệt, trẻ bị viêm phế quản cần được giữ ấm về mùa đông, khi trời trở lạnh.

– Rửa tay sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là trước và sau khi ăn uống.

– Nắm vững các dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các bệnh về hô hấp cấp và mạn tính.

– Cho trẻ đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa, khi điều trị cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài hoặc chữa bệnh cho trẻ bằng cách biện pháp dân gian chưa có kiểm chứng. Bởi việc này làm sẽ khiến cho bệnh của trẻ ngày càng trở nên nặng nề hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm:  Dịch vụ Quan trắc môi trường

– Hạn chế trẻ tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp cấp tính.

Cho trẻ đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoaCho trẻ đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa

Cho trẻ đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa, khi điều trị cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

3. Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ cần được điều trị như thế nào?

Bệnh viêm phế quản phổi trẻ em sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng, mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị phù hợp. Trường hợp viêm phế quản phổi ở mức độ nhẹ, chưa gây ra các biến chứng nguy hiểm thì cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà đúng cách theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.

– Theo đó, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

– Vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ bằng cách nhỏ mũi cho trẻ từ 2-3 giọt nước muối sinh lý.

– Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách.

Trẻ nhỏ ở bất kỳ giai đoạn nào cũng rất dễ mắc phải bệnh lý viêm phổi. Do đó, cha mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính như: lysine và các vitamin thiết yếu như: kẽm, selen, vitamin C… để đáp ứng nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, cảm cúm ở trẻ…

khi nghi ngờ hoặc nhận thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.khi nghi ngờ hoặc nhận thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi nghi ngờ hoặc nhận thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ bị viêm phế quản phổi ban đầu thường có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác nên trẻ thường không được điều trị đúng cách, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, khi nghi ngờ hoặc nhận thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn Tham Khảo: BV Thu Cúc VN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *