Các chuyên gia phân chia mức độ nặng nhẹ của bệnh tay chân miệng thành 4 cấp độ. Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là thể nhẹ, thường tự khỏi sau một thời gian nhưng cũng có thể xuất hiện biến chứng khiến nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên cho trẻ đi viện hay không. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra lời giải để có thể bảo vệ sức khỏe con trẻ một cách tốt nhất.
1. Các cấp độ của bệnh tay chân miệng
Ở Việt Nam, tháng 3 – 5 và 9 – 12 là giai đoạn cao điểm khi các bệnh viện liên tục ghi nhận số lượng ca nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng mạnh khắp cả nước. HFMD – Hand, foot and mouth disease hay còn gọi là tay chân miệng là bệnh lây truyền do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra ở mọi lứa tuổi.
Bệnh tay chân miệng gây ra các phản ứng sốt, tổn thương niêm mạc miệng, đau họng, loét da… trên cơ thể người. Các chuyên gia phân chia loại bệnh này thành 4 cấp độ, tương đương với các mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
– Tay chân miệng cấp độ 1 (giai đoạn 1) là giai đoạn nhẹ nhất khi cơ thể người chỉ có những biểu hiện nhẹ như tổn thương trên da, loét miệng. Số lượng nốt mủ cũng ít và thường không ảnh hưởng quá lớn tới quá trình sinh hoạt của mọi người.
– Tay chân miệng cấp độ 2 (giai đoạn 2) được chia thành cấp độ 2a và 2b.
Cấp độ 2a được hình thành khi người có dấu hiệu bị tay chân miệng nhưng không được chữa trị kịp thời kiến cho bệnh tăng nặng, xuất hiện các triệu chứng như: Sốt trên 39 độ C, nôn ói, mất ngủ, giật mình…
Cấp độ 2b là khi bệnh nặng thêm gây ra các triệu chứng bao gồm: Nhóm I – Giật mình, ngủ gà gật, người không tỉnh táo, mạch đập nhanh trên 150 lần/phút, sốt cao uống thuốc không thuyên giảm… Nhóm II – Run rẩy khắp người, ngồi không vững, đứng khó giữ thăng bằng, đi lảo đảo, nhãn cầu rung giật, các chi mất sức, sặc, lạc giọng…
– Tay chân miệng cấp độ 3 (giai đoạn 3) là giai đoạn báo động khi tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh có dấu hiệu mạch đập nhanh quá 170 lần/phút, vã mồ hôi, tăng huyết áp, thở dốc bất thường, rối loạn tri giác và tăng lực trương cơ… Ở giai đoạn này, người bệnh phải được đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
– Tay chân miệng cấp độ 4 (giai đoạn 4) là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Lúc này, người bệnh gần như không còn sức lực, xuất hiện tình trạng sốc, cơ thể tím tái, phổi phù cấp, hơi thở yếu ớt, suy giảm nhịp tim trầm trọng và thậm chí có thể biến chứng tử vong.
2. Triệu chứng ở trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1
Ở Việt Nam, tháng 3 – 5 và 9 – 12 là giai đoạn cao điểm khi các bệnh viện liên tục ghi nhận số lượng ca nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng mạnh khắp cả nước. Tay chân miệng là bệnh lây truyền do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra ở mọi lứa tuổi.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh này nhất do sức đề kháng còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Biểu hiện bệnh ở cấp độ 1 mà phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện ra là:
– Trẻ mắc bệnh ở cấp độ 1 thường có biểu hiện sốt khoảng từ 38 – 39 độ C, người mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
– Trên cơ thể bé bắt đầu xuất hiện bọng nước ở các vị trí như miệng, tay, chân và mông…
– Các nốt bọng lớn dần, đụng nhẹ vào có thể vỡ ra gây nên hiện tượng loét và nhiễm trùng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn.
Mặc dù không phải là bệnh gây ra biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên, việc trẻ làm nũng, quấy khóc, ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc cũng khiến các bệnh phụ huynh hoang mang, lo lắng.
3. Bị tay chân miệng cấp độ 1 có cần đưa trẻ đi viện không?
Thông thường, chỉ sau khoảng từ 1-2 tuần, các nốt mụn bắt đầu lặn và dần biến mất. Tuy nhiên, với những trẻ có sức đề kháng yếu thì quá trình mụn lặn diễn ra lâu hơn hoặc thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu cha mẹ không biết xử lý đúng cách.
Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện như quấy khóc dỗ không nín, bỏ ăn, nôn mửa hoặc sốt cao 39 độ kéo dài,… cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám cũng như điều trị với phác đồ phù hợp.
Đối với những trẻ có biểu hiện nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại trú cho trẻ tại nhà. Các bậc phụ huynh có thể chủ động điều trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp như:
– Nếu thấy trẻ sốt trên 38 độ, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Cho trẻ ăn đồ ăn dạng lỏng như cháo để trẻ dễ nuốt, dễ tiêu;
– Cho bé nghỉ ngơi ở nơi có không gian thông thoáng, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát;
– Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng mỗi ngày;
– Giặt quần áo của bé bằng dung dịch sát khuẩn…
– Chủ động theo dõi tình trạng bệnh của trẻ hằng ngày từ 2-3 lần.
Trong quá trình điều trị tại nhà cho bé, cha mẹ cũng nên lưu ý theo khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng của Bộ Y tế:
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến đồ ăn cho bé, trước và sau khi cho trẻ ăn, sau khi tắm rửa, vệ sinh cho bé, bế hoặc chơi cùng bé…
– Đảm bảo ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ khoa học bằng cách tráng qua nước sôi hoặc dung máy khử trùng.
– Cha mẹ cũng nên vệ sinh đồ dùng, nhà cửa một cách khoa học để ngăn ngừa bệnh lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.
4. Điều trị chân tay miệng cấp độ 1 cho trẻ ở đâu?
Thời điểm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng ở mọi các cấp độ. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ có thể đưa trẻ tới các bệnh viện nhi, bệnh viện có khoa khi hoặc cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Phác đồ điều trị cơ bản ở thể nhẹ cho trẻ đối với loại bệnh này là:
– Giảm đau miệng, hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol theo liều tùy thuộc vào từng ca bệnh và lau người bé bằng nước âm ấm.
– Dùng Antacide dạng gel để chấm vào vết thương, vết mụn lở loét trên miệng trẻ, giúp trẻ dễ dàng nhai, nuốt thức ăn hơn.
– Dùng kháng sinh để giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ đối với từng ca bệnh.
– Bổ sung nước, chất dinh dưỡng và vitamin qua thực phẩm, trái cây.
Như vậy, việc phát hiện bệnh tay chân miệng kịp thời giúp cha mẹ có thể chủ động bảo vệ con yêu. Để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ hãy đưa bé tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được khám và điều trị để tránh bệnh tay chân miệng cấp độ 1 tăng nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguồn Tham Khảo: BV Thu Cúc VN